TIỂU SỬ FRANZ SCHUBERT (1791 – 1828)

1. Schubert sinh ngày 31/1/1797 ở vùng Lichtenton, ngoại ô thành Vienna-Ðức trong một gia đình nhà nghèo đông con nhưng yêu thích âm nhạc. Gia đình thường có những cuộc hoà nhạc, làm cho năng khiếu âm nhạc của Schubert sớm nảy nở. Ðầu tiên học chơi đàn Violon và piano qua người cha và người anh. Sau này Schubert tiếp tục học với Mikhain Xoltze- bạn của cha, đương thời là nhà chỉ huy hợp xướng. 

Thiên tài của Schubert được phát triển ở nhiều lĩnh vực, cả về giọng hát, biểu diễn nhạc cụ cũng như lĩnh vực lý thuyết. Năm 1808 SCHUBERT ĐÃ ĐƯỢC GỬI ĐẾN VIENNA HỌC TRONG TRƯỜNG CÔN-VIN. Ở ĐÂY SCHUBERT VỪA HỌC VĂN HOÁ VỪA HỌC NHẠC VÀ được tiếp xúc với truyền thống âm nhạc phong phú của thành Vienna. Cả đời mình Schubert rất kính trọng Beethoven và mong được làm quen nhưng khi Schubert đến với Beethoven thì ông đã không còn nữa. 
1813 Schubert tốt nghiệp trường Cônvin, khi ấy Schubert đã viết nhiều tác phẩm như Fantadi cho piano, 4 khúc uvectuya, tứ tấu và một số ca khúc…Chiều theo ý muốn của cha, ông đã phải làm nghề dạy học. Công việc sư phạm đã làm cho Schubert buồn chán và năm 1818 ông vĩnh viễn từ bỏ nghề dạy học song Schubert đã gặp phải sự cản trở mãnh liệt của gia đình nhưng đây cũng là thời kỳ mà Schubert viết được nhiều nhất. 
Năm 1828-1828 Schbert ngày càng nổi tiếng. Nhiều gia đình quý tộc mời Schubert đến nhưng ông đều khước từ chỉ trừ một thời gian ngắn làm việc ở nhà bá tước người Hung. 
Ngày 16/11/1828 Schubert đã tạ thế trong lúc sáng tác đang dồi dào nhất. 
2.Tác phẩm:
Schubert sáng tác đủ các thể loại âm nhạc: giao hưởng, Sonat, nhạc thính phòng, bài hát. Schubert là người đầu tiên đưa bài hát đến tầm khái quát cao, đồng thời giữ được vẻ tự nhiên ban đầu của nó. Schubert trở nên bất tử qua 600 bài hát mà ông sáng tác (nên giao hưởng và opera của ông bị khuất lấp, bị rơi vào lãng quên lúc sinh thời). Sau khi Schubert qua đời, các tác phẩm của ông mới khẳng định được tên tuổi của mình, một phần nhờ công lao phổ biến của các nhạc sĩ cùng thời như Franz Liszt, Robert Schumann, Felix Mendelssohn. Schubert được coi là ánh bình minh của chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc Ông được xếp vào hàng các nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của nhân loại.
– Schubert viết 9 bản giao hưởng, một số khúc evectuya, tứ tấu, sáng tác cho đàn phím trong đó có bản giao hưởng nổi tiếng “Bỏ dở”…
– Ca khúc vẫn là lĩnh vực thể hiện đầy đủ nhất tài năng thơ mộng, trữ tình của nhạc sĩ mà cũng là lĩnh vực mà nhạc sĩ viết được nhiều. Một số lớn chủ đề của ca khúc có liên quan đến tình yêu, qua đó thể hiện tâm trạng của con người thế kỳ XIX như: “Magritta bên xe kéo sợi” hoặc có những bài thuộc loại tự truỵện:” Kẻ lưu lạc”, “Chốn nương tựa”. Cũng có những bài mang màu sắc triết lý như:”Thần chết và cô gái” hoặc mô tả thiên nhiên :” Con cá Poren”, gửi tặng nghệ thuật:” Gửi đến âm nhạc”…

Leave a Comment

Scroll to Top